Blogger Widgets
Nguyen Tan Dung

Tieu su thu tuong Nguyen Tan Dung

Để tránh những luồng thông tin trái chiều và sai sự thật, Thôn làm báo đưa ra một số thông tin về tiểu sử của thủ tướng VN NGUYỄN TẤN DŨNG Đọc thêm...

Truong Tan Sang

Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang

Tại phiên làm việc hôm nay (25/7), với 487 số phiếu tán thành, chiếm 97,4%, Quốc hội đã bầu ông Trương Tấn Sang giữ chức Chủ tịch nước. Xin trân trọng giới thiệu tóm tắt tiểu sử của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang Đọc thêm..

Lê Thanh Hải

Tiểu sử Lê Thanh Hải: Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành ủy TPHCM

Để trả lời cho câu hỏi Lê Thanh Hải là ai, tránh những luồng thông tin sai sự thật về ông Lê Thanh Hải, Thôn làm báo cung cấp tiểu sử/ lý lịch Lê Thanh Hải Ủy viên Bộ Chính trị - Bí thư Thành Ủy TP.HCM: Tiểu sử và quá trình hoạt độn Đọc thêm...

Nguyễn Phú Trọng

Tiểu sử Nguyễn Phú Trọng: Tổng bí thư ban chấp hành TW Đảng

Để trả lời cho câu hỏi ông Nguyễn Phú Trọng là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng Đọc thêm...

ALT_IMG

Tiểu sử Trần Đại Quang: Bộ trưởng Bộ Công an Ủy viên Bộ Chính trị

Để trả lời cho câu hỏi ông Trần Đại Quang là ai? là người như thế nào ? Mời các bạn theo dõi những luồng thông tin đúng sự thật về tiểu sử/lý lịch và quá trình hoạt động của Bộ trưởng Bộ Công an - Ủy viên Bộ Chính trị Trần Đại Quang Xem thêm...

Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Thủ tướng Dũng: Hòa bình, nhưng phải tự vệ!

0 nhận xét

Hôm qua 4.12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng và trả lời thẳng thắn những vấn đề đang nóng bỏng trong dư luận hiện nay.
Về tình hình đất nước năm 2012, Thủ tướng nói: Năm 2012, chúng ta phải đương đầu với khó khăn rất lớn về kinh tế và sự chống phá của thế lực thù địch. Một mặt là thế lực phản động, âm mưu diễn biến hòa bình, gây mất ổn định xã hội. Mặt thứ hai là sự đe dọa, xâm phạm về chủ quyền quốc gia, trên biển đảo của chúng ta. Chúng ta phải dành rất nhiều sức lực để đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, trên diễn đàn đa phương, song phương và cả trên thực địa… để giữ cho được chủ quyền.
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi cử tri tại Hải Phòng - Ảnh: Thiên Bình
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm hỏi cử tri tại Hải Phòng - Ảnh: Thiên Bình
Về vụ tàu Bình Minh 02 bị cắt cáp thăm dò dầu khí, Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước”.
Nước ta lúc nào cũng bị đe dọa
Thủ tướng nói: “Nước ta lúc nào cũng bị đe dọa. Chúng ta bình yên như thế này nhưng luôn luôn xuất hiện những nhóm từ bên ngoài kích động biểu tình, bạo loạn, lật đổ. Chúng ta phải có lực lượng và phương án để xóa ngay những ổ nhóm từ manh nha, không chỉ là bắt giam, xử án mà cả bằng đấu tranh, thuyết phục… Về chủ quyền quốc gia, chúng ta đang và sẽ phải dồn sức, dồn lực lượng để bảo toàn lãnh thổ”.
Thủ tướng cho biết: “Chúng ta có tàu công suất lớn, đi được trong mọi điều kiện thời tiết. Cả thế giới biết chúng ta sắp có tàu ngầm hiện đại, chúng ta cũng không giấu giếm gì. Chúng ta làm hết sức mình để giữ hòa bình, bằng ngoại giao, bằng mọi biện pháp, nhưng chúng ta phải tự vệ. Nước ta có hơn 1 triệu km2 biển, bờ biển dài hơn 3.200 km, chúng ta phải có lực lượng. Đường lối quốc phòng của chúng ta là tự vệ, tự vệ bằng sức mạnh của toàn dân. Nhưng phải có lực lượng nòng cốt đó là quân đội. Quân đội phải xây dựng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Một số lực lượng phải đi thẳng vào hiện đại như tên lửa, tàu ngầm, hải quân, không quân”.
“Có những việc chưa sát”
Cử tri Bùi Văn Ngọc (P.Minh Khai, Q.Hồng Bàng) nêu kiến nghị về sơ hở trong công tác quản lý người lao động nước ngoài. Ông Ngọc nói: Tôi đọc báo thấy ở Lào, Campuchia cũng đang lo lắng về người nước ngoài, trong đó có nhiều lao động Trung Quốc nhập cảnh vào làm việc “chui”. Đây là vấn đề rất phức tạp, tại nước ta, một số nơi chính quyền địa phương buông lỏng quản lý, để người nước ngoài thuê đất, thuê mặt nước nuôi cá ngay tại khu vực gần quân cảng Cam Ranh.
Thủ tướng thẳng thắn: “Chúng tôi nhận khuyết điểm, quản lý của Chính phủ có những việc chưa sát, có một số người nước ngoài vào nước ta lao động “chui”, có thể có cả một số người vào nước ta với động cơ khác. Tuy nhiên, vấn đề này cũng cần nhìn 2 mặt, khi nước ta  mở cửa, lao động nước ngoài vào Việt Nam, còn hàng vạn lao động của chúng ta cũng ra nước ngoài làm việc. Có những công trình, yêu cầu kỹ thuật thi công cao nên cán bộ, công nhân của chúng ta không đáp ứng được thì các nhà thầu phải đưa công nhân nước ngoài vào. Chúng ta không nên định kiến kiểu dân tộc hẹp hòi, cái gì người nước ngoài ở Việt Nam làm chưa tốt thì chúng ta nhắc nhở, xử lý”.
Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước
Thủ tướng nói: “Tàu thăm dò của chúng ta vừa bị cắt cáp. Trong vụ việc này, chúng ta đã chủ động ngăn chặn, sau vài tiếng đồng hồ, tàu tiếp tục hoạt động, không có lực lượng, chúng ta không thể làm được thế. Chúng ta phải đảm bảo an ninh quốc phòng, ổn định chính trị của đất nước
15.800 đảng viên bị xử lý các hình thức
Về cuộc chiến chống tham nhũng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, tuy Đảng, Chính phủ rất quyết tâm, có nhiều biện pháp và đã có một số kết quả nhất định, nhưng tham nhũng, lãng phí tiêu cực chưa bị đẩy lùi. Nhân dân còn chưa hài lòng, còn bức xúc về tình trạng nhũng nhiễu, tham nhũng, lãng phí. Tham nhũng và tiêu cực cấp nào cũng có, ngành nào cũng có, địa phương nào cũng có, tuy không phải là đa số, chỉ là một bộ phận, nhưng gây bức xúc, gây xói mòn lòng tin. Việc chống tham nhũng là việc làm phải kiên trì, phức tạp. “Đa số cán bộ, đảng viên là tốt, nhưng một bộ phận hư hỏng, thoái hóa, biến chất. Đảng như một cơ thể sống, chúng ta liên tục kết nạp công dân ưu tú từ thanh niên, công nhân… vào Đảng. Mặt khác, chúng ta cũng phải kiên quyết đấu tranh để đưa những người thoái hóa ra khỏi Đảng, nếu đảng viên vi phạm pháp luật thì xử lý theo pháp luật”, Thủ tướng khẳng định.
Theo Thủ tướng, năm 2011, cả nước xử lý kỷ luật 13.700 đảng viên, từ đầu năm 2012 đến nay, xử lý 15.800 đảng viên các hình thức, kể cả đưa ra trước pháp luật, điều đó thể hiện sự kiên quyết, nghiêm minh của Đảng.
Cùng ngày, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Đoàn công tác Chính phủ đã đi thăm, làm việc tại Nhà máy Z189 – Tổng cục Công nghiệp quốc phòng – Bộ Quốc phòng tại khu công nghiệp Đình Vũ, TP.Hải Phòng. Tại đây, Thủ tướng thăm tàu Khánh Hòa 01, là loại tàu quân y hiện đại do đơn vị này đóng mới.

Nguồn: Nguyen Tan Dung
Xem thêm →
Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Tàu cá TQ lại cắt cáp Tàu Bình Minh 02

0 nhận xét
Ngày 30/11/2012, trên vùng biển gần đảo Cồn Cỏ của Việt Nam, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đang làm nhiệm vụ lại bị các tàu Trung Quốc xâm hại, phá hoại cáp thu nổ địa chấn. Đây là một thủ đoạn mới của Trung Quốc khi cho tàu cá vừa đánh bắt hải sản trái phép vừa cản trở, xâm hại hoạt động hợp pháp của PVN trên vùng biển Việt Nam.


Phóng viên Petrotimes đã có cuộc phỏng vấn ông Phạm Việt Dũng, Phó trưởng ban Tìm kiếm Thăm dò – phụ trách Văn phòng Biển Đông của PVN về vụ việc nghiêm trọng này.
PVTheo một số nguồn tin, tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 của PVN lại bị cản trở khi đang làm việc ở vùng biển Việt Nam. Xin ông cho biết thông tin cụ thể?
Cáp tàu BM02 bị cắt
Cáp tàu BM02 bị cắt
Ông Phạm Việt Dũng: Vào lúc 4 giờ 5 phút ngày 30/11/2012, khi tàu Bình Minh 02 đang di chuyển từ tuyến PVN12-R009 về tuyến PVN12-R005 ở khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ để chuẩn bị khảo sát. Có rất nhiều tàu cá Trung Quốc đang hoạt động tại đây. Khi các lực lượng chức năng phát tín hiệu cảnh báo và yêu cầu các tàu cá ra khỏi khu vực làm việc của tàu Bình Minh 02, một cặp tàu kéo dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao đuôi khoảng 25m.
Nhìn lại video tàu Bình Minh 2 bị cắt cáp vào ngày 26/5/2011:
Vị trí cáp bị đứt có tọa độ là 17º26 Bắc và 108º02 Đông, cách đảo Cồn Cỏ 43 hải lý về phía đông nam và cách đường trung tuyến Việt Nam – Trung Quốc 20 hải lý về phía tây.
PVXin ông cho biết đôi nét về nhiệm vụ của tàu khảo sát địa chấn Bình Minh 02 và những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ này?
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Vị trí xảy ra sự cố và hướng di chuyển của tàu BM02
Ông Phạm Việt Dũng: Từ tháng 5/2012 đến nay, tàu Bình Minh 02 tiến hành đề án khảo sát địa chấn 2D liên kết các bể trầm tích trên thềm lục địa Việt Nam. Tàu địa chấn Bình Minh 02 bắt đầu khảo sát các tuyến liên kết ở bể Cửu Long, sau đó là bể Nam Côn Sơn, bể Phú Khánh và hiện nay đang đang khảo sát các tuyến liên kết ở bể Sông Hồng tại khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ.
Thời gian gần đây, có rất nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, với số lượng rất lớn, tập trung ở khu vực từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn, có ngày lên tới hơn 100 lần chiếc. Các tàu chấp pháp của Việt Nam đã yêu cầu các tàu cá Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều tàu cá Trung Quốc vẫn cố tình quay trở lại xâm phạm vùng biển Việt Nam.
PVVậy phía PVN đã có những phản ứng như thế nào trước vụ việc này, thưa ông?
Ông Phạm Việt Dũng: Ngay sau khi xảy ra sự việc, PVN đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc và tàu Bình Minh 02 nhanh chóng khắc phục sự cố, sửa chữa cáp địa chấn để sớm tiếp tục công việc. Đến 14 giờ ngày 1/12/2012, anh em đã khắc phục xong sự cố cáp địa chấn và tàu Bình Minh 02 đã tiếp tục công tác khảo sát bình thường.
Việc tàu cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam đánh bắt hải sản, không những vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền của Việt Nam mà còn cản trở hoạt động bình thường của ngư dân Việt Nam và làm ảnh hưởng đến hoạt động trên biển của PVN.
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam kịch liệt phản đối hành động xâm hại tàu Bình Minh 02 của tàu cá Trung Quốc và kiến nghị các cơ quan chức năng yêu cầu phía Trung Quốc giáo dục công dân Trung Quốc tôn trọng vùng biển Việt Nam, không làm ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của các tàu Việt Nam, trong đó có các tàu khảo sát của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
PVXin cảm ơn ông.

Nguồn: Nguyen Tan Dung
Xem thêm →

Ém nhẹm thông tin dưới mọi hình thức đều phải bị nghiêm trị

0 nhận xét

Có hàng trăm, hàng nghìn vụ ém nhẹm thông tin, gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do từ trước tới nay, mọi hành động ém nhẹm thông tin đều không bị trừng phạt.

Ém nhẹm thông tin dưới mọi hình thức đều phải bị nghiêm trị
Ém nhẹm thông tin dưới mọi hình thức đều phải bị nghiêm trị

Báo chí cả nước rộ lên chuyện ém nhẹm thông tin vỡ đập thủy điện. Thật ra, cần phải đặt vấn đề ém nhẹm thông tin trên bình diện rộng lớn hơn.
Chúng ta có thể nhắc lại hàng trăm, thậm chí hàng nghìn vụ ém nhẹm thông tin, gây thiệt hại rất lớn cho người dân. Xin nhắc lại một số vụ. Năm 2005, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường có bài viết phê phán tình trạng ém nhẹm thông tin quy hoạch đang diễn ra khắp nước; năm 2007, nhiều nơi ém nhẹm vụ nước tương có chất gây ung thư.

Năm 2009, báo chí phát hiện TPHCM ém nhẹm vụ sữa kém phẩm chất. Năm 2010, Hà Tĩnh ém nhẹm số tiền 283 triệu đồng của Chính phủ cứu trợ cho 100% nhà dân xã Kim Lộc bị chìm trong lũ; năm 2011, Sóc Trăng ém nhẹm một vụ trọng án; Thừa Thiên - Huế ém nhẹm vụ 1.500 con heo bị dịch tai xanh, đến ngày 24.7, khi có 2 người dân bị bệnh liên cầu lợn bệnh viện mới phát hiện.

Nhìn lại những vụ ém nhẹm thông tin, chúng ta có thể nhận ra biết bao tai họa từ đó gây ra: Làm tổn hại sức khỏe và cả tính mạng của người dân; làm thiệt hại về kinh tế mà nếu thông tin minh bạch đã có thể ngăn chặn được; nó tạo ra bóng tối cho tham nhũng, quan liêu hoành hành; làm tê liệt hệ thống quản lý nhà nước; nó đẻ ra những tin đồn, gây tâm lý bán tín bán nghi, nơm nớp âu lo. Ngày xưa đã có câu “cây kim trong bọc có ngày lòi ra”; ở thời đại “bùng nổ thông tin”, sự ém nhẹm sẽ rất mau chóng bị lộ. Hậu quả là người nào, đơn vị nào chủ trương ém nhẹm thông tin sẽ bị nhân dân không tin tưởng. Nếu để xã hội có quá nhiều vụ ém nhẹm thông tin thì sẽ càng ngày càng có nhiều người mất niềm tin đối với cơ quan quản lý nhà nước.

Quyền được thông tin là một quyền cơ bản của con người. Nó tạo điều kiện cho người dân giám sát sự công khai minh bạch của Nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội. Nhà nước đáp ứng yêu cầu được thông tin của người dân chính là thực hiện quyền năng của mình, thể hiện một xã hội dân chủ, được quản lý, vận hành theo nguyên tắc nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân. Điều đó không chỉ tăng niềm tin cho nhân dân, mà còn tạo nên hiệu quả quản lý của Nhà nước, vì luôn luôn nhận được sự chấp hành nghiêm túc và góp ý thẳng thắn từ cộng đồng xã hội.

Bởi ý nghĩa rất to lớn đó, Nghị quyết Đại hội XI đã ghi nhận: “Bảo đảm quyền được thông tin, quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ, hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”.

Đối chiếu với thực tế, yêu cầu đó còn một khoảng cách quá xa! Nguyên nhân quan trọng của tình trạng này là do từ trước tới nay, mọi hành động ém nhẹm thông tin đều không bị trừng phạt, dù gây hậu quả nghiêm trọng. Đã đến lúc, hành động ém nhẹm thông tin không chỉ bị phê phán trên báo chí mà còn cần phải có biện pháp bài trừ, coi đó là đồng lõa của quan liêu - tham nhũng. Mọi sự ém nhẹm thông tin phải được kiểm điểm làm rõ trách nhiệm cá nhân và có kỷ luật, nếu gây tác hại lớn thì phải truy tố hình sự.

TỐNG VĂN CÔNG (LAO ĐỘNG ONLINE)
Xem thêm →
Thứ Sáu, 30 tháng 11, 2012

NÓNG: TÀU BÌNH MINH 02 tiếp tục bị quấy nhiễu ngoài khơi

0 nhận xét

Theo một số nguồn tin, hôm nay Tàu Bình Minh 02 lại bị các tàu công vụ Trung Quốc quấy rối ngoài khơi vùng biển miền Trung.  Chúng tôi xin phân tích một số yếu tố giúp bạn đọc hiểu rõ thêm, và góp phần giải thích cho bạn bè hiểu tại sao ta lại ứng xử với chúng "mềm dẻo" như vậy.



Thứ nhất, Trung Quốc đã bầu bán xong Bộ Chính Trị và BCH TW khóa mới, nội bộ đã yên, chúng lại tiếp tục thò lưỡi bò bẩn thỉu ra ngoài. Theo truyền thống "tốt đẹp" của lũ Đại Hán(g).

Thứ hai, do hoạt động của ta trên các vùng biển Đông vẫn hoạt động bình thường, tích cực làm kinh tế, thăm dò khai thác khoáng sản, dầu khí nên bọn TQ GATO, lại cho thái giám đi cắn càn.

Như đã nhiều lần phân tích, chiến tranh chúng ta không sợ, với lực lượng và sức mạnh trên biển hiện nay của ta và Trung Quốc, có chiến tranh chúng ta cũng tự tin về phần thắng hơn Trung Quốc. Nhưng, dư luận thế giới mới là cái cần quan tâm. Bất cứ bên nào nổ súng trước, cũng sẽ bị quy chụp, là hiếu chiến, là diều hâu. Dễ gặp phải bất lợi từ cấm vận hay nghị quyết trừng phạt gì đó blah blah blah...

Vì thế, ta là nước nhỏ hơn, nên nhẫn nhịn. Nhịn không phải là hèn, nhịn không phải là nhục, mà là nhịn để chờ thời cơ, giành công lý về ta! Trong cuộc tranh chấp "hòa bình" này, bên nào giành được công lý, sẽ là kẻ chiến thắng. Các biện pháp mềm dẻo của ta, không bao giờ thiếu, như vụ hộ chiếu lưỡi bò vừa rồi. Quan trọng là ta không chơi to mồm, thích thì nhào vô kiếm ăn, nhá!

Nguồn: https://www.facebook.com/WarComissar?fref=ts
Xem thêm →
Thứ Năm, 29 tháng 11, 2012

Cái đồ… chinoiserie!

0 nhận xét
In chìm hình đường lưỡi bò và 2 bang của Ấn Độ, đảo Đài Loan một lần Trung Quốc chơi trò thâm độc kiểu chinoiseri

Hành động âm mưu thâm độc của Trung Quốc in hình hộ chiếu điện tử có với quốc gia của họ có bao gồm đường lưỡi bò và đảo của Đài Loan, hai bang của Ấn Độ, một lần nữa bị các nước liên quan phản ứng.

Các visa in hình chìm các hình ảnh nói trên đã bị các cơ quan có chức năng làm thủ tục nhập cảnh tại các cửa khẩu Việt Nam đã cương quyết ấn dấu hủy và từ chối cho nhập cảnh những du khách Trung Quốc mang hộ chiếu có visa này. Đài Loan, Ấn Độ cũng đồng loạt lên tiếng phản ứng.

Tại Hội nghị liên quan đến Biển Đông của các nước Asean tại Camphuchia cũng vạch trần được bộ mặt của Trung Quốc khi dùng tiền mua chuộc Camphucia để ngụy tạo ra tuyên bố chung rằng: các nước ASEAN từ " đoàn kết " thành " đồng thuận ". Bằng chứng, tuyên bố tuyên bố chung của Hội nghị thượng đỉnh do nước chủ nhà Chủ tịch ASEAN 2012 đệ trình có đoạn ghi : " Tất cả 10 thành viên của ASAN đều đồng thuận không quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà tán thành đàm phán với Trung Quốc ở cấp Bộ trưởng và cấp Lãnh đạo ".

Lập tức, tổng Thống Philipines Aquino đã giơ tay xin phát biểu ý kiến. Tổng thống Aquino nói : '' Đoàn kết không có nghĩa là đồng thuận Philipines và một nước khác không tán thành đàm phán song phương. Philipines cam kết sẽ nêu vấn đề Biển Đông ra các diễn đàn quốc tế . Chúng tôi vì tình đoàn kết của ASEAN nhưng chúng tôi hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần ... "

Nghe xong lời của Tổng thống Aquino, ông Hunsen bối rối và một lúc lấy laị bình tĩnh ông ta nói : " Sẽ ghi ý kiến của Tổng thống Philipinnes vào biên bản của Hội nghị".

“Một nước khác” mà Tổng thống Aquino muốn nhắc đến ai cũng biết đó là Việt Nam. Thông qua Philipines,

Tuy Tổng thống Philipines, Việt Nam đã chuyển thông điệp phản đối đến bạn Camphuchia và cho ai cũng biết, Camphuhia đã vì tiền mà phủ bỏ lòng tin và gây chia rẽ tình đoàn kết của ASEAN.

Còn Trung Quốc thì phủ bỏ toàn bộ những gì mà cha ông họ đã đi trước khi đề cao mối quan hệ bang giao và tôn trọng các quy định quốc tế.

Tương truyền rằng năm 629, vâng chỉ vua Đường Thái Tông, Đường tăng (pháp hiệu Huyền Trang, tên thật là Trần Vĩ) lên đường sang Tây Trúc thỉnh kinh, được nhà vua ban hiệu Tam Tạng và cấp cho tờ điệp văn thông hành để khi Đường tăng đi đến nước nào sẽ được thị thực thông quan và được vua các nước ấy giúp đỡ.

Hành trình thỉnh kinh của Đường tăng xuyên qua trên trăm nước (có tài liệu ghi 108 nước, có tài liệu ghi đến 138 nước), kéo dài mười mấy năm. Ra khỏi ải Ngọc Môn Quan là hết địa phận Trung Quốc, đi vào sa mạc Gobi; từ sa mạc Gobi đi qua các nước nhỏ ở Trung Á, vượt dãy núi Hi Mã Lạp Sơn tới biên giới Ấn Độ; từ nước Ca Tất Thi (Kapisa, thuộc lãnh thổ Afghanistan sau này) chu du Ấn Độ và tu học tại chùa Na Lan Đà (Narandha)...

Câu chuyện Đường tăng thỉnh kinh, dù được chép dưới dạng sử hay truyện hư cấu, cũng phản ánh một chi tiết tối quan trọng cho thấy thế giới vào thế kỷ thứ 7 văn minh và thượng tôn pháp luật cùng thông tục quốc tế không kém ngày nay: tự do giao thương, thông hành do nước này cấp sang nước khác được thừa nhận, mỗi khi nhập, xuất cảnh đều được thị thực. Ngay cả trong truyện Tây du ký của Ngô Thừa Ân hay của Dương Chí Hòa, cho dù có hư cấu đến những bảy mươi hai phép thần thông của Tôn Ngộ Không, thì thầy trò Đường tăng cũng trình thông hành xin đóng dấu nhập - xuất, chứ không cậy phép của Tôn Ngộ Không mà đằng vân giá vũ qua khỏi cửa khẩu. Đi đến đâu, thầy trò Đường tăng cũng đều được nước chủ nhà “tạo mọi sự giúp đỡ cần thiết” như có thể thấy ghi trên các cuốn hộ chiếu ngày nay...

15 thế kỷ trước, thiên hạ đã văn minh, tuân thủ thông lệ quốc tế như thế rồi! Mặt khác cũng có phần vì nhà Đường, khi cấp thông hành cho thầy trò Đường tăng, tuy cũng trong vị trí “đế chế nằm ở trung tâm thế giới” song cũng khiêm cung và rạch ròi nhìn nhận lãnh thổ của mình đến ải Ngọc Môn Quan là chấm dứt, còn thì là của thiên hạ. Nhờ đó mà Đường tăng hoàn thành sứ mạng thỉnh kinh qua trăm họ, bá tánh. Thật tình mà nói, nếu vua Đường thời đó mà ngang ngược ghi nước Đản Xoa Thỉ La (Takshasila thuộc Pakistan), nước Y Ngô (Uighur, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay) hoặc nước Khuất Chi (Kucha, thuộc khu tự trị Tân Cương ngày nay) hoặc nước Kiệt Nhược Cúc Đồ (Kayakubja, bang Uttar Pradesh, Ấn Độ)... nằm trong lãnh thổ của mình thì thầy trò Đường tăng làm sao mà quá cảnh!

Ấy vậy mà 15 thế kỷ sau, con cháu Đường tăng lại tự ý vẽ ra đường lưỡi bò. Hết in vội in vàng trên bản đồ, sách vở, nay lại in hẳn lên hộ chiếu. Rình rình đợi thiên hạ vô ý vô tứ đóng dấu “nhập, xuất cảnh” nhiều nhiều lên các hộ chiếu đường lưỡi bò đó, là hô toáng lên rằng thiên hạ mặc nhiên công nhận “lãnh thổ lưỡi bò” đó rồi. Rồi từ sự mặc nhiên thừa nhận trong thực tế (theo ngôn ngữ luật pháp quốc tế gọi là de facto) đó, sẽ tự ý diễn dịch là mặc nhiên có giá trị pháp lý (de jure)... Ôi mưu cao, kế dày?

Chưa chắc, người “Phú Lang Sa” ngày xưa (cách gọi về người Pháp) gọi bêu rếu những trò đó là chinoiserie (đến từ tính từ chinois chỉ định cái gì thuộc người Trung Quốc) tức những trò ma bùn, láu cá vặt (một nghĩa của từ chinoiserie)!

Vậy từ nay, hễ ra đường thấy điều gì tương tự sự láu cá, mà bùn, chúng ta có thể gọi là….cái đồ chinoiserie!

Xem thêm →
Thứ Ba, 27 tháng 11, 2012

CTN Trương Tấn Sang: Vì cái ghế, chế độ sẽ suy vong

0 nhận xét

Tiếp tục chuyến công tác tại TP.HCM, sáng qua 26.11, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có buổi tiếp xúc với cử tri Q.1. Suốt hơn 3 giờ đồng hồ, Chủ tịch nước đã lắng nghe ý kiến cử tri, chủ yếu xoay quanh vấn đề chống tham nhũng, lợi ích nhóm…

Cứ phê phán trực tiếp chúng tôi
Là người đầu tiên phát biểu, cử tri Trần Văn Lài, hỏi thẳng: “Vấn nạn tham nhũng tràn lan khiến người dân vô cùng bức xúc. Bây giờ Bộ Chính trị ra tay liệu có xoay chuyển được tình thế không?”.
 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thăm hỏi cử tri TP.HCM - Ảnh: Diệp Đức Minh
Cảm ơn bà con cử tri ngày càng tin tưởng vào hoạt động của Quốc hội (QH), Chủ tịch nước nói: “Nghị quyết, văn bản về chống tham nhũng đã có nhiều, xin không nhắc lại, chỉ xin bám vào ý kiến của cô bác, anh chị. QH đã thông qua nghị quyết về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do QH, HĐND bầu hoặc phê chuẩn. Đây là việc làm cụ thể hết sức hệ trọng trong tổng thể hệ thống giải pháp về xây dựng và chỉnh đốn Đảng, xây dựng hệ thống chính trị của đất nước. Nghị quyết T.Ư 4 cũng đã đề cập rất rõ vấn đề này. Việc này nếu làm tốt, làm đúng đắn, làm có hiệu quả thì chắc chắn sẽ xoay chuyển tình thế. Từ nay về sau, cán bộ thuộc diện cấp ủy bầu ra thì dứt khoát hằng năm phải lấy phiếu tín nhiệm. Thường vụ Thành ủy chịu sự giám sát, kiểm tra của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố. Còn chúng tôi là Ủy viên Bộ Chính trị thì hằng năm phải chịu sự kiểm tra, giám sát của Ban Chấp hành T.Ư”.
 
Tôi có nghe đồn thổi là ông A, ông B, ông C nào đó ra lệnh cấm đoán. Như vậy là không có quyền. Ai đó có thẩm quyền riêng thì thẩm quyền đó phải được quy định trong điều lệ Đảng hoặc trong Hiến pháp, hoặc trong những đạo luật về tổ chức.
Nếu cấm thì phải nhân danh cái gì, căn cứ đạo luật nào quy định thì mới được
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
“Mà nghe hơi buồn lòng, hơi chạnh lòng là các đồng chí cũng không tin T.Ư lắm. Nghe cái này hơi xấu hổ; nghe ra có vẻ lòng tin có giảm sút đối với T.Ư. Cái này thì báo chí cứ đăng bình thường, đừng có giấu, để mỗi đồng chí Ban Chấp hành T.Ư phải tự suy nghĩ, phải tự răn mình để sửa. Cái gì mình cũng giấu giếm là không được đâu”, Chủ tịch nước nói tiếp. Ông cho rằng, trách nhiệm của người cầm lá phiếu phải có cách nhìn hết sức đầy đủ, khách quan, vô tư, công tâm, vì sự nghiệp của đất nước, chứ không phải vì sự nghiệp của cá nhân mình, lại càng không phải vì cái ghế mình đang ngồi. “Vì cái ghế mình ngồi thì chế độ sẽ suy vong. Muốn chế độ vững bền, xã hội vững bền thì cầm những lá phiếu đó phải rất trọng trách, cần thiết phải có dũng khí nhất định. Tôi hy vọng rằng các vị đại biểu QH, các vị đại biểu HĐND trên cả nước đừng để mất lòng tin của người dân”, ông nhấn mạnh.
Chủ tịch nước cũng nói rõ ông “rất thích thú khi gặp quý cô bác, anh chị trong mỗi lần tiếp xúc cử tri, ngoài việc hiến kế để xây dựng đất nước, khi nghe thông tin gì mà cảm thấy không vừa lòng thì cứ hãy phê phán trực tiếp chúng tôi”. “Dù báo chí có đăng tải cũng không sao, không có vấn đề gì cả. Điều quan trọng là ngày hôm qua có thể bị lỗi lầm nhưng ngày hôm nay là thành tựu, là ưu điểm, là tốt. Chứ ngày hôm qua thành tích ghê gớm nhưng ngày hôm nay trở thành một người không ra gì thì phải nói là đau khổ hơn nhiều”, Chủ tịch nước bày tỏ.
“Làm gì cũng sợ hết thì chịu thôi”
Cử tri Phạm Thị Nga nêu vấn đề: “Người dân phát hiện tham nhũng có người dám nói sự thật nhưng có người phải thông qua kênh thông tin báo chí, có trường hợp khi nhà báo đưa tin hoặc đi lấy tin thì lại bị hành hung hoặc bị trù dập”.
 
Nợ công hiện đã chiếm 57% GDP rồi
Trước chất vấn của cử tri về lương cán bộ, công chức xã, phường không đủ nuôi sống bản thân, Chủ tịch nước trả lời: “Chúng tôi đã nhận biết được vấn đề này. T.Ư đang tổng kết việc tổ chức bộ máy từ T.Ư đến cơ sở để tính toán lại đề án cải cách tiền lương cho hợp lý hơn trong thời gian tới. Với số lượng bộ máy và ngân sách hiện nay thì không thể nào tăng tiền lương thêm được. Cũng không thể nào đi vay để bổ sung vào quỹ tiền lương. Nếu làm thì rất nguy hiểm, chắc chắn sẽ đổ vỡ ngay thôi, vì nợ công hiện đã chiếm 57% GDP rồi, nếu như tính cả khu vực doanh nghiệp nhà nước mà Nhà nước, Chính phủ phải chịu trách nhiệm nữa thì cũng đã xấp xỉ cơ cấu 100%, to lắm, hết sức nguy hiểm và rất khó. Nếu tăng lương theo đúng lộ trình thì thủng lưới ngân sách, không thể lo xuể”.
Chủ tịch nước giải thích, trong các nghị quyết của Đảng đã khẳng định các cơ quan thông tin truyền thông là một trong những công cụ cực kỳ quan trọng, góp phần phòng, chống tham nhũng và lãng phí. “Gần đây có anh em (báo chí - NV) gặp tôi than vãn là không được coi trọng lắm. Tôi có nghe đồn thổi là ông A, ông B, ông C nào đó ra lệnh cấm đoán. Như vậy là không có quyền. Ai đó có thẩm quyền riêng thì thẩm quyền đó phải được quy định trong điều lệ Đảng hoặc trong Hiến pháp, hoặc trong những đạo luật về tổ chức. Nếu cấm thì phải nhân danh cái gì, căn cứ đạo luật nào quy định thì mới được”, Chủ tịch nước nói rõ.
Với mong muốn cử tri, báo chí phát huy hơn nữa vai trò giám sát, phản biện của mình, Chủ tịch nước chia sẻ: “Làm gì cũng sợ hết thì chịu thôi, tôi cũng chịu thôi. Làm gì chỉ cần căn cứ vào việc Đảng có chủ trương không? Nhà nước có luật lệ không? Còn đồn thổi gì đó mà cứ ngồi sợ thì tôi biết thế nào được. Xã hội này không phải dưới sự trị vì của những người đồn thổi. Lần trước tôi đã nói, rồi có anh em gọi điện cho tôi hỏi sao nói dữ vậy, tôi trả lời nói vậy là không có gì dữ cả. Một người có thể trù úm, mươi người có thể trù úm nhưng cả đất nước này, cả dân tộc này thì sao lại sợ? Tôi biết có người thân cô thế cô từng bị trù úm. Cá nhân anh em chúng tôi trong quá trình làm cách mạng cũng đã từng bị. Mà có chết chóc gì đâu. Mình có khuyết điểm gì đâu, kỷ luật mình, đuổi mình ra khỏi Đảng, đâu có được. Cao lắm công cụ của người đó là không cho mình lên chức lên lương thôi. Mình đừng có thèm những thứ đó, thì người ta không thể dùng công cụ để khống chế mình. Những ai mà tham những thứ đó thì dễ bị khống chế”.
“Không cần đại học cũng trả lời được”
Trước đòi hỏi của cử tri “cần chỉ rõ địa chỉ cụ thể của nhóm lợi ích”, Chủ tịch nước thẳng thắn: “Cả nước bây giờ đi đâu cũng nghe người dân nói về chuyện này, nhất là các đồng chí cựu chiến binh, hưu trí, lão thành. Tôi xin trả lời hết sức vắn tắt, đây là câu hỏi khó nhưng nếu nhìn thẳng vào sự thật thì không khó. Cấp 1 thôi, không cần đại học cũng trả lời được, dễ ẹt. Tất nhiên đòi hỏi sự hiểu biết, trí và dũng. Nhưng câu chuyện này nói ngay kết quả bây giờ thì không thể làm các đồng chí hài lòng được. Nhưng từ những việc nhỏ, cụ thể, chúng ta làm dần dần lên và phải đi đến đích để chỉ cho ra được cái này. Không phải là chỉ ra rồi thôi mà còn phải giải quyết, dọn dẹp tiêu cực. Làm thời gian qua chưa được bao nhiêu, kết quả công tác này chưa nhiều lắm nên tôi xin phép chưa trả lời cụ thể... ”.
Dùng tiền mặt thế này thì đút lót, hối lộ ghê gớm lắm...
Giải tỏa băn khoăn của cử tri về vấn đề quy định kê khai tài sản của cán bộ, Chủ tịch nước cho rằng đây không phải là chủ trương mới, quan trọng là làm sao để chủ trương này có giá trị trên thực tế.
“Đất nước mình sẽ mất rất nhiều thời gian nữa để chuyển nền kinh tế tiền mặt sang hoạt động không dùng tiền mặt. Chứ dùng tiền mặt thế này thì đút lót, hối lộ ghê gớm lắm, kiểm soát không nổi... Chủ trương kê khai tài sản mấy năm rồi, mấy khóa rồi vẫn làm chưa được, nó cản trở ghê gớm. Luật có, pháp lệnh có, đủ thứ chuyện nhưng không làm, vẫn không làm và không ai trị gì hết. Vô chủ đến mức độ như thế! Phải nói là còn rất nhiều nhược điểm. Vấn đề đặt ra phải công khai minh bạch. Chứ cái gì cũng bí mật, bí mật hết, có những chuyện không có gì là bí mật cả nhưng cường điệu lên, lợi dụng cái gọi bí mật đó mà che giấu nhiều chuyện thì rất dễ xảy ra tham nhũng”, ông nói.
“Một chuyện nữa không thể không nói là đòi hỏi sự trong sạch và quyết tâm của các cơ quan chức năng làm nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát. Tôi biết bây giờ không phải tất cả cơ quan chức năng làm nhiệm vụ kiểm kê, kiểm soát đều đóng vai trò đầy đủ hết đâu. Không phải ai trên đời cũng miễn dịch hết sự cám dỗ, hù dọa nhưng tôi tin rằng người đứng đầu cơ quan mà đủ chuẩn, đủ chất, lòng tin của Đảng và của nhân dân đầy đủ thì chắc rằng tuyệt đại anh em bên dưới cũng sẽ theo ngọn cờ đó. Hôm trước có một cử tri đã nói: Các vị làm gì chúng tôi đều biết hết. Tôi nghĩ đây không phải là câu nói nổi tiếng nhưng có thể khẳng định đó là câu nói đáng lưu tâm nhất trong năm. Nghe nó mộc mạc nhưng mà cũng có người sợ”, Chủ tịch nước chia sẻ.
Đình Phú 
Xem thêm →
Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Thư Gửi 144 Vị Trí Thức

0 nhận xét

Thư gửi Chủ tịch nước về vụ việc của sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Thư gửi Chủ tịch nước về vụ việc của sinh viên Nguyễn Phương Uyên
Kính gửi: 144 trí thức đã ký tên vào Thư gửi Chủ tịch nước về vụ việc của sinh viên Nguyễn Phương Uyên.

Chúng tôi thấy rằng:

- Trí thức là người làm khoa học mà khoa học thì yêu cầu sự chính xác. Việc 144 trí thức dựa vào “thông tin trên mạng”, cùng các dạng thông tin mập mờ kiểu “nghe nói, có lẽ, hình như , được biết (không dẫn nguồn) ...” mà không hề kiểm chứng để ký Thư gửi Chủ tịch nước là hành vi phản bội lại khoa học.
- Hành vi vi phạm pháp luật của sinh viên Nguyễn Phương Uyên đã có đầy đủ các dấu hiệu của tội phạm. Do đó, thư gửi Chủ tịch nước về trường hợp này là sự hồ đồ không thể có ở trí thức. Nội dung thư và những lời bào chữa của các vị sau đó chứa đựng những thông tin mâu thuẫn, chắp vá, ngụy biện và vô trách nhiệm, đặc biệt là thiếu hiểu biết hoặc cố tình bỏ qua yếu tố luật pháp.
- Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc có truyền thống lịch sử lâu đời, xuất phát từ đăc điểm địa lý liền kề đất liền và biển đảo với nhau, có lúc thăng, lúc trầm, khi hữu hảo, lúc xung đột, tranh chấp chủ quyền ở một số khu vực đường biên lãnh thổ là khó tránh khỏi (điều này xảy ra ở nhiều nước trên thế giới, không riêng gì Việt Nam – Trung Quốc). Việc bảo vệ chủ quyền đồng thời giữ gìn mối quan hệ giữa hai nước láng giềng Việt Nam – Trung Quốc là đại sự của đất nước, sự quan tâm của bất kỳ ai về vấn đề này đều là tinh thần yêu nước đáng quý. Tuy nhiên, những năm gần đây một số trí thức nêu cao ngọn cờ “yếu tố Trung Quốc”, dẫn dắt xã hội sang thái cực “chống Trung Quốc” cực đoan là tầm nhìn hạn hẹp, chưa “biết người, biết ta”, thể hiện tính cá nhân. Động cơ không trong sáng của một số trí thức đã và đang làm vẩn đục tinh thần yêu nước của người dân, hệ quả là thật giả lẫn lộn, tốt xấu đan xen, gây chia rẽ trong nhân dân và tạo ra nguy cơ rối loạn đất nước.
- Vai trò của trí thức rất quan trọng nhưng cũng rất đơn giản như Hồ Chí Minh đã nói: “Một người học xong đại học có thể gọi là có trí thức. Song y không biết cày ruộng, không biết làm công, không biết đánh giặc, không biết làm nhiều việc khác. Nói tóm lại: công việc thực tế, y không biết gì cả. Thế là y có trí thức một nửa. Trí thức của y là trí thức học sách, chưa phải trí thức hoàn toàn. Y muốn thành một người trí thức hoàn toàn, thì phải đem cái trí thức đó áp dụng vào thực tế”, Hồ Chí Minh cũng nhìn thấy rằng “…có đôi người trí thức vì thế mà kiêu ngạo, lên mặt. Chứng kiêu ngạo lên mặt rất có hại cho họ. Nó ngăn trở họ tiến bộ”. Bức thư của các vị không thuộc về chuyên môn áp dụng vào thực tế nhưng lại mượn danh trí thức, đó là dấu hiệu của sự kiêu ngạo, kiêu ngạo về tri thức của mình. Trí thức cũng là con người, có đúng có sai, đúng thì khiêm tốn, sai thì dũng cảm nhận, đơn giản vậy thôi.

Hiền tài là nguyên khí quốc gia

Thưa quý vị, nếu nhìn vào hành động của quý vị thì có thể thấy “nguyên khí” của quốc gia đã bị hao tổn như thế nào. Có người gọi là “hồ đồ, lau cha, lau chau”, người nói là “trí thức bầy đàn”…
Trên tinh thần đoàn kết, học hỏi, Chúng tôi kiến nghị quý vị:
- Dừng ngay bất kỳ hành động nào có thể dẫn đến sự chia rẽ đất nước.
- Cống hiến nhiều hơn nữa cho đất nước bằng chuyên môn, năng lực trí tuệ của mình, để trở thành một người trí thức hoàn toàn.
- Những ý kiến phản biện, nếu có, hãy phát biểu trên tinh thần xây dựng và cần được gửi đến đúng địa chỉ tiếp nhận phản biện, không tung lên mạng để trở thành “món quà” cho những kẻ xấu lợi dụng để diễn giải xuyên tạc, biến những ý kiến góp ý với động cơ trong sáng của quý vị trở thành những nội dung chống phá chính quyền, chia rẽ Nhà nước với Nhân dân.
Nếu có gì sai sót trong những kiến nghị nêu trên xin quý vị rộng lòng bỏ quá cho. Tất cả cũng đều vì một nước Việt Nam của chúng ta độc lập, ổn định, giàu mạnh và toàn vẹn lãnh thổ.
Trân trọng!
Bần Cố Nông với sự giúp đỡ của một số blogger khác thành tâm gửi thư đến 144 vị trí thức đã ký tên vào "Thư gửi Chủ tịch nước về vụ Nguyễn Phương Uyên". Kính mong nhận được sự hỗ trợ của các blogger và cộng đồng mạng để chúng ta cùng nhau làm những việc thực sự có ích cho đất nước. Dưới đây là nội dung bức thư gửi cho 144 vị trí thức. Nếu quý vị đồng tình hoặc có ý kiến khác, xin vui lòng liên lạc qua email: banconong2012@gmail.com, hoặc gửi thông tin qua blog banconong.blogspot.com.
Trân trọng cảm ơn
Bần Cố Nông
Xem thêm:
Xem thêm →

Danh mục

 

Bài viết tiêu điểm

Từ khoá hot: Hoat dong thu tuong Nguyen Tan Dung , Nguyen Tan Dung, Tiểu sử CTN Trương Tấn Sang, Bi thu Le Thanh Hai, Hoat dong Bo truong Tran Dai Quang, tieu su Tran Dai Quang, Vai trò Thủ tướng, Tiểu sử TBT Nguyễn Phú Trọng, Do Ba Ty, Nguyen Thanh Phuong, Vo Van Thuong, Nguyen Bao Hoang
Thon Lam Bao Thon Lam Bao
9.9105000000 Designed by